Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Một số nguyên lý cơ bản khi thiết kế nhà dân dụng, nhà ở, biệt thự,...

Để có một bản thiết kế hoàn chỉnh, người thiết kế cần phải đánh giá và tính toán trước được các yếu tố, các vấn đề của công trình khi đưa vào sử dụng trong tương lai để đưa ra được các phương án thiết kế hợp lý. Một vài nguyên lý thiết kế cơ bản nhất cần nhớ khi thiết kế nhà dân dụng, nhà ở để có được công trình phù hợp và tối ưu nhất

Con người hiện đại luôn hướng tới sự hoàn mỹ, nhất là sự hoàn mỹ trong chính ngôi nhà của mình. Vì thế mà các gia chủ luôn mong muốn rằng nội thất bên trong phải được thiết kế và trang trí sao cho hợp lý nhất và đạt được công năng sử dụng cao.

Những quy luật căn bản mang tính nguyên tắc trong thiết kế nội thất, trang trí nội thất nhà ở là kiến thức người thiết kế cần nắm vững đó là nguyên lý thiết kế nhà ở.

Nhà ở là công trình chuyên dụng dùng để ở, là nơi sinh hoạt gia đình, tái tạo sức lao động giản đơn…. Khác với nhà công cộng, nhà ở : người dùng trong các không gian chức năng thường có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống, và mang tính chất lâu dài.
Ví dụ: Nhà ở dạng nhiều căn, nhà tầng (chung cư), nhà ở dạng biệt thự, nhà ở liên kế (nhà ở chia lô, có sân vườn hoặc không có sân vườn)
Nhìn chung, trong thiết kế kiến trúc nhà dân dụng, việc sử dụng được ánh sáng, gió, các năng lượng có ích của tự nhiên → thể hiện được cái hồn hoặc sinh khí của ngôi nhà.

Có thể phân loại theo vật liệu: bê tông cốt thép, đá, gạch, thảo mộc…hoặc chia theo tính chất sử dụng: nhà ở chia lô, nhà ở nhiều căn nhà tầng, nhà ở cao cấp biệt thự, nhà ở song lập, nhà ở liền kề…


Các bộ phận chức năng của nhà ở dân dụng

Bộ phận ở: phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng sinh hoạt chung, phòng thờ…
Bộ phận phục vụ: bếp, khu vệ sinh, kho, sân nước (gia công), sân phơi, ban công, lô gia nghỉ ngơi (lô gia là không gian nghỉ ngơi chỉ có một mặt nhìn ra ngoài )
Giao thông: giao thông đứng: giống Công trình công cộng, cầu thang (bộ, cuốn)…giao thông ngang: hành lang, nhà cầu, băng chuyền, lối đi lộ thiên….
Các loại phòng cơ bản trong nhà ở
Tiền phòng là không gian đầu mối nối tiếp đến các không gian khác là nơi để giày dép, mủ nón và áo khoác để chỉnh trang y phục, diện tích 6 ÷ 8m2 (phòng đệm không khí)

Phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi, học tập yêu cầu thông thoáng và chiếu sáng, tuyệt đối không được bố trí lối đi xuyên qua phòng ngủ để đến phòng khác. Thường bố trí cho hai người sử dụng diện tích 12 ÷ 16m2. Xu hướng làm phòng ngủ lớn do nhu cầu: phải trang trí màu sắc nhẹ nhàng, lịch sự, dễ làm vệ sinh. Bố trí về hướng nam và đông nam và có vị trí kín đáo.

Phòng khách sử dụng để giao tiếp, lễ tiệc, nuôi dạy con cái

Yêu cầu:

– Kín đáo, tế nhị. Là các không gian thể hiện phong cách của chủ nhà. Thường thiết kế với diện tích 16 ÷ 20m2 (4 ÷ 5 người)– Tổ chức thông thoáng tốt.

Phòng ăn và bếp là không gian ăn uống, bồi dưỡng của gia đình
Yêu cầu : Phải thông thoáng, vật liệu sử dụng có độ chịu lửa cao, dễ lau chùi làm vệ sinh. Bếp nên đặt ở hướng tây và cuối gió.

Khu vệ sinh (WC)
Nhà 1 tầng nên chia thành 2 khu : (Tắm, giặt, xí) và (Rửa, tiểu tiện). Diện tích mỗi khu diện tích 1,8 ÷ 2m2. Nhà nhiều tầng thì nên gộp chung hai khu nêu trên.
Yêu cầu: khu w.c phải thông thoáng và chiếu sáng tốt, bố trí ở hướng tây và cuối gió.

Kho là nơi lưu trữ các vật dụng không thường xuyên sử dụng. Vị trí: Phía trên WC, dưới gầm cầu thang gần bếp diện tích 4 ÷ 6m2

Ban công, lô gia là nơi nghỉ ngơi hóng mát, có thể làm sân gia công hoặc phơi phóng. Thường được bố trí gần phòng ngủ và phòng khách

Kích thước một số thiết bị đồ đạc trong nhà ở

       Dài     Rộng     Cao
Phòng ngủ và phòng khách
Giường1900 ÷ 2000800 ÷ 1600400 ÷ 450
Tủ áo quần900 ÷ 1200450 ÷ 5502250 ÷ 2500
Bàn đêm400 ÷ 450450400 ÷ 450
Bàn làm việc750 ÷ 1200600 ÷ 800750 ÷ 780
Bàn Salon≤500≤500400
Ghế tựa350 ÷ 400550 ÷ 400420 ÷ 450
Ghế salon600600300
Khu WC
Xí bệt650400 ÷ 450400 ÷ 420
Bidet650350 ÷ 450400 ÷ 420
Tiểu nam300 ÷ 400300450 ÷ 600
Bồn tắm nằm1700 ÷ 1900750400 ÷ 420
Bồn tắm ngồi1200 ÷ 1400750400 ÷ 420
Bồn tắm nhúng900 ÷ 1200900 ÷ 12001200
Lavabo450 ÷ 600400 ÷ 550780 ÷ 800
Chậu tắm đứng9009000

Nguyên tắc bố trí thiết bị

Phù hợp với tâm sinh lý người sử dụng.
Hợp lý với nhân trắc học (số đo kích thước về các bộ phận cơ thể con người)

Những loại nhà ở thông dụng

Nhà ở nhiều căn, nhà tầng:

Khái niệm: Nhà ở được xây dựng ≥ 3 tầng (tiết kiệm đất xây dựng) dùng trong các khu ở cũ, khu đô thị mới trong việc phối kết các thể loại công trình trong công tác qui hoạch. Trên mỗi mặt bằng bố trí 2 ÷ 6 căn hộ (gia đình) xoay xung quanh cụm cầu thang. Các căn hộ này không có sân vườn. Chỉ lấy không gian tầng 1 ÷3. Sẵn bãi cây xanh và trong nội bộ xung quanh làm không gian công cộng
Cách chia tỉ lệ căn hộ trong nhà ở nhiều căn, nhiều tầng
Để đáp ứng được nhu cầu ở của cư dân thì cần phải điều tra xã hội học (tỉ lệ nam nữ, nghề nghiệp, lao động).
+ Chia trên m bằng tầng: trên một tầng cho đầy dủ cho các loại căn hộ
+ Mỗi tầng có 1 loại
+ Chia theo bước gian
Bố trí khu phục vụ (bếp, WC, sân phơi trong nhà ở nhiều nhà căn, nhiêù tầng)
– Khu phục vụ bố trí trước căn hộ
– Khu phục vụ bố trí giữa căn hộ
– Khu phục vụ bố trí sau căn hộ
– Khu phục vụ bố trí song song bộ phận ở
Một số ưu nhược điểm khi bố trí các khu phục vụ (khu phụ ) trong nhà ở
+ Khu phụ bố trí ở trước: Ưu điểm là thông thoáng và chiếu sáng tốt, làm phòng đệm cho các phòng ở bên trong (cách ly tiếng ồn). Tiện cho việc sử dụng. Nhược điểm là liên hệ giữa chổ phơi và khu phụ xa, liên hệ giữa các phòng ngủ và khu phụ xa. Có một số phòng ở bị thiếu sáng.
+ Khu phụ bố trí song song bộ phận ở: Ưu điểm là đảm bảo thông thoáng chiếu sáng, tách bạch các chức năng trong nhà ở và tiết kiệm đường ống đường dây khi bố trí cặp đôi hai khu phụ với nhau. Nhược điểm là hệ số kết cấu của nhà lớn.
+ Khu phụ bố trí ở giữa nhà: Ưu điểm là liên hệ giữa sân phơi và khu phụ, các phòng ngủ và khu phụ gần. Nhược điểm là khu phụ không được thông thoáng và chiếu sáng, không hạn chế được tiếng ồn ở bên ngoài
Nhà ở dạng biệt thự:
– Nhà ở cao cấp phục vụ cho mọi nhu cầu sinh hoạt vì ở mà không xét đến điều kiện kinh tế.
– Dây chuyền công năng bằng dây chuyền nhà ở + các dây chuyền dùng các chức năng phụ khác.
– Vị trí của đất gần sông hồ, đồi núi phối cảnh đẹp, diện tích ≥ 1000m2
– Số tầng cao, các loại biệt thự : 1 đến 3 tầng , biệt thự đơn , song lập…
Các công năng chính của biệt thự:
– 
Cổng
– Tiền sảnh
– Tiền phòng
– Cầu thang
– Tầng 2
– Phòng ngủ chính
– WC riêng
– Các phòng ngủ con
– Ban công
– Phòng thờ (truyền thống)
– Thư phòng ( phòng đọc).
– Phòng thư giãn (phim,Karaoke…)
– Phòng khách
– Phòng ăn
– Phòng bếp + phòng ăn
– Phòng ngủ (cho người già ), có WC riêng
– WC chung cho tầng 1
– Khi
– Tiền sảnh
– Sân thể dụ thể thao
– Nhà ở người giúp việc
– Hồ bơi
– Sân vườn cảnh
– Gara ôtô , bến tàu, bãi đáp máy bay nhỏ


EmoticonEmoticon